Rome Off Vietnam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ai Cập cổ đại.

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Administrator
Administrator
admin


Nam
Tổng số bài gửi : 97
Age : 42
Đến từ : 1 Noi ma chi co nguoi chet moi biet duoc
Nghề nghiệp : Thất Nghiệp
Trạng thái bản thân : Đang Buồn
Điểm Thưởng :
Ai Cập cổ đại. Left_bar_bleue1 / 1001 / 100Ai Cập cổ đại. Right_bar_bleue

Registration date : 03/07/2008

Ai Cập cổ đại. Empty
Bài gửiTiêu đề: Ai Cập cổ đại.   Ai Cập cổ đại. EmptyMon Nov 17, 2008 3:15 am

Phác họa lịch sử Ai Cập cổ đại.

Nền văn minh tiền sử lâu đời nhất ở Ai Cập là Đồ ddas cũ (khoảng 6000 năm TCN). Đặc điểm của thời kỳ Đồ đá này là cuộc sống săn bắt và hái lượm của con người. Họ đẽo ra những viên đá với nhiều kích cỡ khác nhau và sử dụng chúng làm búa, dao và dao cạo, hoặc làm vũ khí. Lũ lụt và thú dữ đe dọa con người, buộc họ phải tránh xa vùng thảo nguyên rậm rạp bao bọc vùng đồng bằng ngập nước của song Nile và chia thành những nhóm nhỏ sống trên các vách đá ở phía đông và tây, hoặc trên những con đê ở bờ sông.

Theo sau thời kỳ này, nên văn minh Đồ đá mới hoặc “Naqada” (khoảng 6000 – 3200 TCN) đã chứng kiến con người sống cùng nhau trong các khu định cư dọc theo sông Nile. Họ canh tác lúa mì, lúa mạch và nuôi các loài thú được thuần dưỡng – chủ yếu là ngựa, cừu, dê và lợn. Chất lượng dụng cụ bằng đá ngày càng tốt hơn và nghề gốm đã đạt tới một trình độ tinh xảo. Các sản phẩm đa dạng về hình thức, đôi khi được sơn vẽ bằng những mẫu thiết kế hình học phức tạp, hình ảnh con người, cây cối, chim hồng hạc, linh dương, hoặc chiếc tàu mang huy hiệu linh thiêng. Các loại màu sa thạch được sử dụng để tô mặt tượng và đầu trượng được vẽ theo nhiều kiểu khác nhau. Những khu vực trung tâm của nền văn minh này như Naqada, một số vùng khác thuộc miền Thượng Ai Cập, Fayoum và khu vực phía tây nam châu thổ sông Nile.

Giai đoạn kết thúc thời kỳ tiền sử ở Ai Cập (khoảng 3200 – 3000 TCN) được đánh dấu bằng sự xuất hiện những hình vẽ diễn đạt nội dung, tiền than của loại chữ tượng hình rất phát triển về sau vào đầu kỷ nguyên lịch sử ghi chép. Sau đó, Ai Cập bị chia thành hai vương quốc, một ở phía nam với kinh đô là Nekhen và vương quốc còn lại là nằm trong vùng châu thổ sông Nile với kinh đô là Buto. Vào khoảng năm 3000 TCN, Scorpion và Narmer, các vị vua xứ Thinis thuộc vùng Thượng Ai Cập, đã dẫn dắt thành công một cuộc chinh phạt để đạt được sự thống nhất về chính trị cho toàn bộ quốc gia.

1. Vương triều đầu tiên.
(Khoảng 3000 – 2705 TCN).

Theo truyền thuyết và dựa trên những danh sách vua chúa của các thời kỳ sau, Menes (nhiều khả năng là Hor-Aha) được coi là vị vua đầu tiên của Vương triều thứ nhất và là nhà sang lập Memphis, thủ phủ của quốc gia thống nhất mới thành lập. Những chiếc lọ bằng đá tinh xảo và các công cụ bằng đồng (đục, rìu, cưa và đinh) đã được chế tạo. Ngoài ra, những mối quan hệ thương mại với Phoennicia và Nubia cung cấp cho Ai Cập gỗ và các loại đá bán quý (cẩm thạch, mã não, thạch anh,…) và các loại nguyên liệu thô khác.

Thời kỳ này còn gọi là Kỷ nguyên Kim Tự Tháp, kéo dài từ Vương triều thứ 3 tới Vương triều thứ 6. Nét sáng chói của thời kỳ này là việc sử dụng một lượng đá lớn khủng khiếp để xây dựng các kim tự tháp và hệ thống nghĩa trang vô cùng phức tạp ở Memphis, kéo dài từ Abu Rawash ở phía bắc xuống tận Meidum ở phía nam, đi qua Giza, Abu Sir, Saqqara và Dahshur.



Ai Cập cổ đại. 9718

Trong thời kì này, các đức tin tôn giáo và tang lễ trở thành chủ để truyền cảm hứng mới, dẫn đến việc tạc tượng và đưa những vật dụng vào bên trong các hầm mộ để người khuất sử dụng. Ngoài ra, chữ viết tiếp tục được phát triển tốt. Các vị vua khống chế toàn bộ bộ máy quan liêu và một thể chế cai trị được tổ chức tôt đã thành công trong việc xây dựng những công trình kiến trúc khổng lồ, cũng như việc nhắm tới một nền kinh tế thịnh vượng, an ninh và trật tự.



Ai Cập cổ đại. Dr0imapegyptAi Cập cổ đại. Eap1297

Pharaoh Djoser, người đã xây dựng kim tự tháp Step ở Saqqara, là vị vua nổi tiếng của vương triều thứ 3.



Ai Cập cổ đại. Egypt1928-ImhotepAi Cập cổ đại. H2410Ai Cập cổ đại. Egypt1969-SakkaraStepPyramid
Về Đầu Trang Go down
https://rome.forumvi.com/
admin
Administrator
Administrator
admin


Nam
Tổng số bài gửi : 97
Age : 42
Đến từ : 1 Noi ma chi co nguoi chet moi biet duoc
Nghề nghiệp : Thất Nghiệp
Trạng thái bản thân : Đang Buồn
Điểm Thưởng :
Ai Cập cổ đại. Left_bar_bleue1 / 1001 / 100Ai Cập cổ đại. Right_bar_bleue

Registration date : 03/07/2008

Ai Cập cổ đại. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập cổ đại.   Ai Cập cổ đại. EmptyMon Nov 17, 2008 3:15 am

Pharaoh Snofur của vương triều thứ 4 dựng nên một kim tự tháp ở Meidum và hai cái ở Dahshur. Khufu, Khafra và Menkaura xây dựng kim tự tháp của họ xa hơn về phía bắc, ở Giza.



Ai Cập cổ đại. Egypt1914-GizaPyramidsAi Cập cổ đại. Eapb041 Ai Cập cổ đại. Egypt-UnescoFrance2001-Sphinx


Giới quý tộc tự dựng nên các mastaba, tức là ngôi mộ riêng, gần kim tự tháp của đức vua của họ.



Ai Cập cổ đại. Egypt2004-Treasures30-MaydumPyramidAi Cập cổ đại. Egypt2000-MaydumSnefru


Trong vương triều thứ 5, tôn giáo nhà thờ cúng thần mặt trời Ra bắt đầu lan rộng và các đền thờ mặt trời được Userkaf và Niuserra thành lập gần Abu Sir, không xa quần thể lăng mộ của họ. Các nghệ thuật tạc tượng, chạm khắc và hội họa đạt tới chuẩn mực cao cũng như những hình dáng và chủ thể mới liên tục sáng tạo. Những chiến dịch quân sự, hoạt động thương mại và khai mỏ thường xuyên diễn ra tại Nubia, sa mạc miền đông và Sinai. Đến cuối thời kỳ Vương quốc cổ đại, vua không còn được coi là hiện thân của thánh thần mà là một thể xác con người chứa linh hồn thần thánh bên trong. Tuy nhiên, sự bất ổn về kinh tế đã dẫn tới sự suy sụp của chính quyền trung ương và tạo điều kiện cho các monarch (tức chư hầu – những người cai trị vùng lãnh thổ), xuất thân từ những gia đình không phải hoàng tộc, lên nắm quyền lực. Họ sở hữu những dinh thự đồ sộ và xây dựng lăng mộ ở phần đất riêng của mình, thay vì trong nghĩa trang ở Memphis.

Trong suốt hai Vương triều thứ 7 và 8 (khoảng 2155-2134 TCN), Ai Cập chịu sự cai trị của rất nhiều chư hầu. Đất nước phải chịu các cuộc nội chiến, tình trạng xã hội mất trật tự, đói kém và nhiều khó khăn về kinh tế. Trong hai Vương triều thứ 9 và 10 (khoảng 2134-2040 TCN), hai gia tộc cầm quyền, một ở Herakleopolis và gia tộc kia ở Thebes, thường xuyên giao tranh với nhau. Tài liệu ghi chép của các nhà hiền triết miêu tả rất chi tiết tình hình bất ổn thời đó.

Chư hầu xứ Herakleopolis đã bị khuất phục trước sức mạnh của nhà cầm quyền hùng mạnh xứ Thebes là Neb-hepet-ra (tức Mentuhtep II), người đã thiết lập trung tâm quyền lực ở Thebes, thủ phủ mới của đất nước vừa tái thống nhất. Thế là Vương triều thứ 11 bắt đầu. Nó đánh dấu một thời kỳ mới với những công trình xây dựng khổng lồ, với việc khai thác ồ ạt khoáng sản và đá từ sa mạc, cả bên trong lẫn bên ngoài Ai Cập.


Ai Cập cổ đại. Redcrownstele1 Ai Cập cổ đại. Attachment

Mentuhotep II


Ai Cập bước vào Vương triều thứ 12 khi Amunemhat I cướp ngôi và đưa các thành viên gia đình hoàng tộc từ Thebes đến Itjet-tawi, an cư ngay tại trung tâm đất nước. Ông và các hậu duệ (Senwosert I, Amunemhat II, Senwosert II, Senwosert III và Amunemhat III) xây dựng các kim tự táp và lăng mộ cho mình ở Hawara, Lahun, Al-Lisht và Dahshur. Fayoum trở thành đất canh tác bán phần và nghề đánh cá được phát triển ở đây. Trong nửa cuối Vương triều thứ 12, Nubia được đưa vào dưới sự cai trị trực tiếp của Ai Cập, ít ra là đến thác nước lớn thứ hai, nơi một loạt pháo đài đã được quân đội thường trực của Ai Cập xây dựng và đồn trú. Những người bộ lạc Madjay ở Nubia phục vụ trong lực lượng cảnh sát hoặc trong những đội quân đánh thuê bên trong lãnh thổ Ai Cập. Các mối quan hệ với Palestine và Phoenicia được tái lập. Nghệ thuật kim hoàn với những mẫu thiết kế thanh nhã và những kỹ thuật rất tinh tế cũng xuất hiện trong thời kỳ này.

Từ Vương triều thứ 13 tới 17, Ai Cập lại trải qua một thời kỳ hỗn loạn và suy yếu nữa. Nhiều chư hầu tiếm đoạt ngai vàng nhưng thường không kiểm soát trực tiếp được toàn bộ đất nước, một số chư hầu vẫn cai trị Ai Cập.

Cuối Vương triều thứ 13, những người nhập cư thuộc bộ lạc Semit Tây Á (người Canaan) bắt đầu xâm nhập vùng đất đai màu mỡ trong khu vực châu thổ sông Nile và định cư ở đó. Người Ai Cập gọi tù trưởng của những bộ lạc này là Hekaw-Khasut, về sau người Hy Lạp phiên âm thành “Hyksos”, có nghĩa là “bá chủ những vùng đất ngoại bang”, Họ kiểm soát khu vực châu thổ sông Nile và vùng Trung Ai Cập từ khu vực định cư của họ ở Avaris. Các Hyksos mang tới những cỗ chiến xa do ngựa kéo và sự giới thiệu những loại vũ khí mới. Họ đã thành công trong việc thách thức uy quyền của các nhà cầm quyền Thebes trong khoảng một thế kỷ (khoảng 1650-1550 TCN), tập hợp các thủ lĩnh người Nubia nhằm thành lập một lien minh chống lại người Thebes. Trong giai đoạn này người Ai Cập phải chịu đựng những tổn thương nặng nề nhất. Các đền đài của họ bị tiêu hủy và các vị thần của họ bị lăng nhục. Tuy nhiên, họ đã không từ bỏ cuộc xung đột chống lại sự chiếm đóng của các Hyksos. Kamose, vị vua Thebes cuối cùng của Vương triều 17, đã khởi đầu thành công một cuộc chiến nhằm trục xuất các Hyksos. Sứ mệnh này được em trai ông là Ahmose, vị vua đầu tiên của Vương triều thứ 18 (khoảng 1554 TCN), hoàn tất.
Về Đầu Trang Go down
https://rome.forumvi.com/
admin
Administrator
Administrator
admin


Nam
Tổng số bài gửi : 97
Age : 42
Đến từ : 1 Noi ma chi co nguoi chet moi biet duoc
Nghề nghiệp : Thất Nghiệp
Trạng thái bản thân : Đang Buồn
Điểm Thưởng :
Ai Cập cổ đại. Left_bar_bleue1 / 1001 / 100Ai Cập cổ đại. Right_bar_bleue

Registration date : 03/07/2008

Ai Cập cổ đại. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập cổ đại.   Ai Cập cổ đại. EmptyMon Nov 17, 2008 3:16 am

Thời kỳ này kéo dài từ Vương triều thứ 18 tới 20. Thủ đô được đưa trở về Thebes, đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn vinh quang của thành phố này với vai trò trung tâm chính trị và tôn giáo của vương quốc. Tuy nhiên thủ đô hành chính vẫn là Memphis. Vị thần Amun của người Thebes được đồng nhất với thần Ra, để trở thành một vị thần chung Amun-Ra, vị thần chính thức của cả quốc gia và rất được tôn sùng. Những ngôi đền đồ sộ được xây cho thần, đặc biệt ở Karnak và Luxor. Nơi đây luôn chất đầy châu báu do những “vị vua chiến binh” cai trị Vương quốc Mới thần trận và hào phóng dâng lên thần.

Khu nghĩa trang của Thebes nằm ở bờ Tây sông Nile là nơi chôn cất các thành viên hoàng tộc và tầng lớp quý tộc. Các ngôi mộ ở đây được đẽo ra từ đá tảng và được trang hoàng bằng những hình ảnh tinh xảo của cuộc sống thường ngày và cuộc sống sau khi chết. Các nhà tang lễ hoặc đền đài tưởng niệm lớn cũng được xây dựng ở đó. Các mối quan hệ với Palestine, Phoenicia, Syria, Mesopotamia và một số đảo Địa Trung Hải (đặc biệt là Crete) ở phía bắc, cũng như với Nubia và Punt (Somalia ngày nay) ở phía nam, được thiết lập thông qua con đường hòa bình hoặc những chiến dịch quân sự. Đây là chiến thuật được hầu hết các vì vua theo đuổi nhằm bảo vệ sự độc lập của Ai Cập cũng như đảm bảo nguồn cung cấp vàng và những kim loại khác, gỗ và các loại đá bán quý.


Hatshepsut, vị nữ Pharaog của Vương triều thứ 18, tự coi mình là người thừa kế chính đáng ngai vàng sau khi chồng và cũng là anh trai cùng cha khác mẹ của bà là Tuthmosis II qua đời. Dưới triều đại Tuthmosis III, Đế chế Ai Cập đã vươn tới chân trời xa nhất của mình, trải dài từ phía trên thác nước thứ tư ở Nubia đến miền Bắc Syria, có thể là đến tận sông Euphrates. Triều đại thịnh vượng của Amunhotep III chứng kiến nhiều thành tựu nghệ thuật phi thường. Amunhotep IV (tức Akhenaton) cải tổ hệ thống đức tin tôn giáo: một tín ngưỡng giống với tôn giáo đơn thần được đeo đuổi khi thần mặt trời Aton trở thành vị thần tối cao. Thần Aton không bao giờ xuất hiện dưới hình dạng người hoặc động vật, mà luôn luôn thể hiện là một vầng mặt trời phát ra những tia sáng với một bàn tay giáng phúc ở đầu mỗi tia sang. Các đền thờ thần Amun-Ra ở Thebes bị đóng cửa, hình ảnh của thần bị xóa bỏ và các thành viên hoàng tộc dời chỗ từ Thebes về Akhet-Aton. Thay đổi cũng diễn ra với các truyền thống xã hội và phong cách nghệ thuật trở nên tự nhiên hơn. Tuy nhiên, Ai Cập đã đánh mất ảnh hưởng và uy thế của mình ở nước ngoài khi nhà vua suốt ngày chỉ bận tâm đến những vấn đề nội chính và đến việc truyền bá tôn giáo mới của ông.

Trong suốt Vương triều thứ 19, những nhà cầm quyền vĩ đại như Seti I, Ramses II và Menrenptah đã chỉ huy những chiến dịch quân sự ở miền đông bắc và miền tây để bảo vệ Đế chế trước những thách thức của người Hittit, người Syria hoặc người Libya. Ramses III thuộc Vương triều thứ 20 đã cứu đất nước thoát khỏi những cuộc ngoại xâm, đặc biệt của người Lybia, người Syria và “người vùng biển” (những người sống trên các đảo và khu vực bở biển Địa Trung Hải).

Tình trạng yếu kém về quyền thế chính trị, trong khi ảnh hưởng của tầng lớp tu sĩ tôn giáo Amun-Ra ngày càng phát triển, đã dẫn đến thời kỳ suy thoái về kinh tế và văn hóa bắt đầu từ Vương triều thứ 21. Các Đại tu sĩ cấp cao của tôn giáo Amun-Ra thống trị Thebes. Trong Vương triều thứ 22 và 23, giai đoạn cầm quyền của các vị vua gốc Lybia, các bộ lạc của họ tiến vào định cư trên đất Ai Cập, nắm quyền cai trị chủ yếu ở Tanis và những thành phố khác thuộc khu vực châu thổ sông Nile. Trong suốt Vương triều 24, các hoàng tử của thành phố Sais cai trị vùng châu thổ sông Nile cho tới khi nước Ai Cập cuối cùng được hoàn toàn hợp nhất dưới sự lãnh đạo của một nhà cầm quyền duy nhất.
Trong Vương triều thứ 25, người Nubia cư trú tại Napata (Sudan) dành quyền kiểm soát Thebes và sử dụng nó làm căn cứ để mở rộng lãnh thổ cai trị của họ về phía bắc, ít nhất là đến Memphis, trước khi người Assyria xâm lược Ai Cập vào năm 671 TCN. Psamtik I giành lại độc lập từ tay Assurbanipal (trước 653 TCN) và thiết lập Vương triều thứ 26 với thủ đô đặt tại Sais. Các Đại tu sĩ cấp cao của tôn giáo Amun-Ra ở Karnak được thay thế bằng những “người vợ thần thánh” – những người phụ nữ được lựa chọn đặc biệt từ gia đình hoàng tộc. Người Ba Tư xâm lược đất nước này năm 525 TCN và con kênh đào nối liền vùng châu thổ sông Nile với Hồng Hải được đào lại dưới triều vua Darius I. Herodotus, “cha đẻ của lịch sử” của người Hy Lạp Ionian, viếng thăm Ai Cập vào khoảng năm 450 TCN.

Ai Cập cổ đại. Spain.2493

"Cha đẻ của lịch sử" - Herodotus

Ai Cập thuộc địa của Hy Lạp – La Mã


Ai Cập cổ đại. 433px-AlexanderTheGreat_Bust



Alexandre Đại đế - Basileus của Macedonia, bá chủ của Hy Lạp, Pharaoh của Ai Cập, Shahenshah của Ba Tư

Alexander Đại Đế chinh phục Ai Cập năm 332 CN và thành lập thành phố Alexandria đầu tiên trên bờ Địa Trung Hải, nhưng Đế chế của ông đã sụp đổ ngay sau khi ông qua đời. Hậu duệ của ông, các Ptolemy và những người thực dân Hy Lạp ở Ai Cập vẫn là tầng lớp thống trị, họ đã phát triển rất nhiều tiềm năng nông nghệp của Ai Cập. Đến năm 30 TCN, Ai Cập trở thành một tỉnh của La Mã. Nó được coi là tài sản riêng của Caesar cho đến tận năm 395 TCN.
Về Đầu Trang Go down
https://rome.forumvi.com/
admin
Administrator
Administrator
admin


Nam
Tổng số bài gửi : 97
Age : 42
Đến từ : 1 Noi ma chi co nguoi chet moi biet duoc
Nghề nghiệp : Thất Nghiệp
Trạng thái bản thân : Đang Buồn
Điểm Thưởng :
Ai Cập cổ đại. Left_bar_bleue1 / 1001 / 100Ai Cập cổ đại. Right_bar_bleue

Registration date : 03/07/2008

Ai Cập cổ đại. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập cổ đại.   Ai Cập cổ đại. EmptyMon Nov 17, 2008 3:17 am

Tất cả các cột mốc thời gian đều chỉ là ước lượng và là năm TCN.

Thời kỳ tiền vương triều: 3000 - 2955


Vương triều thứ nhất: 2955 - 2780


Vương triều thứ hai: 2780 - 2635

Vương triều thứ ba: 2635 - 2570

Vương triều thứ tư: 2570 - 2450

Vương triều thứ năm: 2450 - 2290

Vương triều thứ sáu: 2290 - 2155

Vương triều thứ bảy: 2155

Vương triều thứ tám: 2155 - 2135

Vương triều thứ chín: 2134/2040 - (?)

Vương triều thứ mười: (?) - (?)

Vương triều thứ 11: 2134 - 1991

Vương triều thứ 12: 1991 - 1785

Vương triều thứ 13: 1785 - 1650

Vương triều thứ 14: 1715 - 1650

Vương triều thứ 15: 1650 - 1544/1541

Vương triều thứ 16: 1650 - 1550

Vương triều thứ 17: 1650 - 1554/1551

Vương triều thứ 18: 1554/1551 - 1305

Vương triều thứ 19: 1305 - 1196

Vương triều thứ 20: 1196 - 1080

Vương triều thứ 21: 1080 - 946

Vương triều thứ 22: 946, 720

Vương triều thứ 23: 792, 720

Vương triều thứ 24: 740 - 712

Vương triều thứ 25: 745 - 655

Vương triều thứ 26: 664 - 525

Vương triều thứ 27: 525 - 404

Vương triều thứ 28: 404 - 399

Vương triều thứ 29: 399 - 380

Vương triều thứ 30: 380 - 342

Vương triều thứ 31: 342 - 332


* Thời kỳ Ptolemy: 332/05 - 30

* Đế chế La Mã: Từ năm 30 TCN

NARMER

3100 TCN: Vị pharaoh đầu tiên, ông đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành một vương quốc.



DJOSER


Ai Cập cổ đại. Egypt1928-Imhotep

2667 – 2648 TCN: Người đã cho xây dựng kim tự tháp đầu tiên, Kim tự tháp Bậc thang tại Saqqara.

KHUFU (CHEOP)


Ai Cập cổ đại. 180px-Khufu

2589 – 2566 TCN: Kim tự tháp Vĩ đại được xây dưới triều đại của ông. Tuy vậy, chúng ta kông biết được gì nhiều về vị pharaoh này. Chắc chắn ông là một pharaoh rất hùng mạnh, bởi việc xây dựng ngọn kim tự táp này đã làm thay đổi cả đất nước.


NỮ HOÀNG HATSHEPSUT

1473 – 1458 TCN: Nguyên bà được chỉ đinh làm nhiếp chính Ai Cập – trông nom ngai vàng cho đến khi Tuthmosis III đủ khoo lớn để trở thành pharaoh. Bà đã có công đem lại hòa bình và thịnh vượng cho Ai Cập.


AKHENATON


Ai Cập cổ đại. Nefertiti2-0606

Gia đình pharaoh Akhenaton (với hoàng hậu Nefertiti và 3 cô con gái)

1352- 1336 TCN: Ông theo đòi quan điểm chống đa thần giáo. Vị pharaoh này chỉ tôn thờ duy nhất thần Aton – thần mặt trời. Tên của ông có nghĩa là “con của Mặt trời”, và lập ra kinh đô mới mang tên Akhenaten. Tại đó, một phong cách nghệ thuật mới cấp tiến hơn đã hình thành. Akhenaton cấm thờ phụng các vị thần cũ, đóng cửa các ngôi đền. Ông muốn thần dân chỉ thờ phụng một thần duy nhất – Aton.


TUTANKHAMUN


Ai Cập cổ đại. Egypt2004-Treasures03-Tutankhamon

1336 – 1327 TCN: Một pharaoh ít tiếng tăm. Là con của Akhenaton, ông lên làm vua Ai Cập khi mới lên 9 tuổi. Tutankhamun lập lại tín ngưỡng đa thần ở Ai Cập. Năm 1922, lăng mộ của ông được tìm thấy tại Thung lũng Các Vị vua, nó chưa bị bọn trộm rờ tới.


RAMESSES II


Ai Cập cổ đại. 3b3b_1

1279 – 1213 TCN: Nổi danh là Ramesses Vĩ đại, triều đại kéo dài 69 năm của ông được đánh dấu bằng những đền đài và tranh tượng, và bởi cuộc chiến tranh chống lại người Hittite. Trận đánh Qadesh (1274 TCN) tại nơi ngày nay là Syria vốn không giành được thắng lợi, và Ramesses trở thành người ký bản hòa ước đầu tiên trên thế giới. Ông có hơn 100 người con.


NỮ HOÀNG CLEOPATRA VII

51 – 30 TCN: Là vị pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Khi Cleopatra lên làm vua Ai Cập, gia đình bà, dòng họ Ptolemy, đã cai trị Ai Cập trong hơn 250 năm. Đây là một dòng họ Hy Lạp, không phải người Ai Cập chính gốc. Bà cai trị Ai Cập với sự ủng hộ của La Mã. Nữ hoàng Cleopatra đã tự sát bằng cách cho con rắn độc cắn sau khi Ai Cập bị La Mã thôn tính.


Ai Cập cổ đại. Cleopatra

Thế giới ẩn sau một phiến đá


Ai Cập cổ đại. Eap0580



Khi thế giới biết đến nền văn minh Ai Cập, mọi người đều choáng ngợp trước những toà kim tự tháp kỳ vĩ sau gần 5.000 năm “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Nhưng lịch sử Ai Cập là cả một khoảnh trống mờ mịt và bí ẩn. Bức màn về một nền văn minh vĩ đại chỉ được mở ra khi những nhà khoa học tìm ra và giải mã phiến đá Rosetta.


>>> Phát hiện của Napoleon

Ngày 19.5.1798, Tướng Napoleon Bonaparte đưa quân đến Nam Phi và bắt đầu cuộc chiến với người Anh trong việc đặt ách cai trị lên Ai Cập. Tuy cuộc chinh phạt của Napoleon chủ yếu mang tính chất quân sự nhưng vị tướng này còn mang theo 167 nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực để nghiên cứu. Lúc đầu các nhà khoa học đều khá thất vọng trước những cảnh tan hoang đổ vỡ. Tuy nhiên, sau khi đi dọc sông Nile, chứng kiến những công trình kỳ vĩ, các nhà khoa học đã phần nào cảm nhận được sự đặc biệt của vùng đất này.

Nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra những di chỉ chữ viết. Học giả Dominique Vivant Denon đã phải thốt lên: Để copy lại số tư liệu này phải mất tới vài năm”. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại nhất lúc đó chính là làm thế nào để giải mã số tư liệu khổng lồ được viết bằng chữ Ai Cập cổ này?

Năm 1799, khi lực lượng quân Napoleon đang dọn dẹp vùng phụ cận quanh pháo đài Fort Julien ở khu vực có tên là Rosetta, nằm cách Alexandria 35km về phía Bắc, một người lính tìm thấy một tảng đá phẳng, màu đen ghi những ký tự kỳ lạ. Anh quyết định gọi sĩ quan quản lý đến, không hề hay biết tảng đá anh vừa phát hiện chính là chiếc chìa khóa mở ra cả một thế giới khảo cổ lâu đời bậc nhất trên thế giới. Phiến đá được đặt tên là phiến đá Rosetta.


Ai Cập cổ đại. 2


Phiến đá rosetta nổi tiếng - Phá vỡ mật mã chữ tượng hình
(Phát hiện/ khai quật: 1799
Bởi : Pierre F.X Bouchard)



Phiến đá lập tức được gửi đến Viện nghiên cứu Ai Cập (Institute of Egypt) ở Cairo để những nhà khoa học đi theo Napoleon kiểm tra. Phiến đá Rosetta đã trở thành tâm điểm của Viện nghiên cứu. Người ta phát hiện ra 14 dòng đầu tiên được viết bằng chữ Ai Cập hieroglyphics, 2/3 còn lại được viết bằng chữ Ai Cập cổ có tên là demotic. Quan trọng hơn cả là 54 dòng cuối cùng được viết bằng chữ Hy Lạp. Những nhà khoa học không đọc được chữ Ai Cập nhưng họ dễ dàng đọc được đoạn viết bằng tiếng Hy Lạp. Nội dung đoạn chữ này là lời cầu nguyện của các tư tế muốn cảm tạ thần linh đã cho họ tiền bạc để họ có thể xây dựng tượng của Pharaoh có tên Ptolemy V. Thời điểm phiến đá được khắc ghi, việc khắc bằng nhiều thứ tiếng là điều có thể hiểu được vì người Ai Cập bị người Hy Lạp cai trị. Vậy nên việc viết bằng hai thứ tiếng sẽ giúp cho cả người Hy Lạp và Ai Cập hiểu được nội dung. Việc có thể hiểu được phần tiếng Hy Lạp trên phiến đá Rosetta đã khiến các nhà khoa học tràn trề tin tưởng rằng họ đang đến rất gần với việc đọc hiểu ngôn ngữ Ai Cập cổ. Nhưng họ không biết rằng đó lại là thách thức lớn nhất trong lịch sử ngôn ngữ học.


>>> Thách thức


Khi người Hy Lạp đến chiếm đóng Ai Cập vào thế kỷ 7, họ gọi những dòng chữ của người Ai Cập là những hình khắc thiêng liêng – sacred carvings hay theo tiếng Hy Lạp, nó là từ “hieroglyphs”. Tuy nhiên khi quân Pháp đến Ai Cập, không còn ai có thể đọc được những ký tự cổ này nữa. Họ sử dụng một ngôn ngữ khác là tiếng Coptic.

Sau khi trở về từ Ai Cập, các nhà khoa học Pháp công bố những phát hiện của mình trên báo chí. Năm 1802 Vivant Denon đã viết cuốn Voyage dans la Basse et la Haute Egypte với nhiều hình ảnh về đất nước Ai Cập xa xôi. Nó lập tức trở thành một cuốn sách bán chạy nhất ở Pháp và thổi bùng lên ngọn lửa tham vọng nghiên cứu nhằm hiểu rõ thêm về Ai Cập. Nhiều nhà khoa học thấy rằng một trong những con đường có thể đem lại cho họ sự danh tiếng, vinh quang và đặt chân mình vào lịch sử nghiên cứu là tìm ra cách giải mã ngôn ngữ Ai Cập cổ đại. Và thế là một cuộc đua quyết liệt diễn ra.

Đến thế kỷ 18, học giả người Pháp là C.J. de Guignes nhận định những chữ cái Ai Cập cổ có thể vừa biểu ý, vừa biểu âm như chữ Trung Hoa. Thậm chí ông còn cho rằng người Ai Cập đã từng xâm chiếm Trung Hoa. Tất nhiên đây là một nhận định quá đà.

Năm 1802, một học giả người Pháp là Sylvestre de Sacy đã tìm ra được phần lớn các chữ cái trên phiến đá Rosetta nhưng khi ghép nôi lại thì nội dung của những dòng chữ này không có ý nghĩa gì. Ông đầu hàng.


Sau đó Johan Akerbald, học trò của Sacy đã so sánh kỹ càng và đưa ra kết luận có tất cả 29 chữ cái xuất hiện trên phiến đá Rosetta. Akerbald đã cố giải mã nhưng vẫn thất bại. Sau này khi giải mã được, người ta thấy Akerbald đã giải mã được gần 50% phiến đá Rosetta.

Sau những thất bại liên tiếp, nhiều nhà khoa học đã đầu hàng trước thách thức quá lớn này. Tuy rằng cứ liệu để giải mã chữ Ai Cập đã có nhưng quá trình giải mã theo nhận định chung là bất khả bởi nó “quá rắc rối và không có tính khoa học” – “too complicated – scientifically insoluble!”

Năm 1822, sau nửa thế kỷ được tìm ra, phiến đá Rosetta vẫn là một bí ẩn thực sự.

Về Đầu Trang Go down
https://rome.forumvi.com/
admin
Administrator
Administrator
admin


Nam
Tổng số bài gửi : 97
Age : 42
Đến từ : 1 Noi ma chi co nguoi chet moi biet duoc
Nghề nghiệp : Thất Nghiệp
Trạng thái bản thân : Đang Buồn
Điểm Thưởng :
Ai Cập cổ đại. Left_bar_bleue1 / 1001 / 100Ai Cập cổ đại. Right_bar_bleue

Registration date : 03/07/2008

Ai Cập cổ đại. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập cổ đại.   Ai Cập cổ đại. EmptyMon Nov 17, 2008 3:17 am

>>> Giải mã

Phiến đá Rosetta được người Pháp tìm ra nhưng sau nhiều trận đánh, người Anh đã chiếm được viên đá. May mắn cho người Pháp, trước khi người Anh chiếm viên đá, những nhà khoa học Pháp đã kịp thời copy những chữ viết Ai Cập lên giấy bằng cách bôi mực vào viên đá rồi in trên giấy dán. Để rồi sau khi về nước, ở hai bên bờ biển Manche đã ngấm ngầm diễn ra cuộc đua tranh trong việc giải mã phiến đá Rosetta.

Người Anh in ra nhiều âm bản phiến đá Rosetta để đưa đến Đại học Oxford, Cambridge, Edinburgh để nghiên cứu. Khi đó phần lớn các nhà nghiên cứu đều chú ý đến phần hai mà không chú ý đến phần đầu – phần chữ Cập cổ, hoàn toàn là chữ tượng hình. Các nhà khoa học đó muốn giải mã phần hai – phần có cả chữ biểu âm nhằm tìm ra bảng chữ cái Ai Cập cổ nhưng hướng đi của họ đã sai lầm.

Tiến sĩ Thomas Young, một thiên tài về ngôn ngữ (đọc thông viết thạo tiếng Ả Rập, Ba Tư và Thổ) đã thử giải mã phiến đá Rosetta vào năm 1804. Young thấy rằng nếu chỉ bám vào việc tìm ra bảng chữ cái Ai Cập cổ mà không để ý đến những chữ tượng hình thì việc giải mã sẽ đi vào ngõ cụt. Hướng đi của Young đã mở ra một giải pháp mới mẻ. Bước đột phá này đã giúp cho Young nhận ra có nhiều từ không phải là từ Ai Cập cổ trên phiến đá Rosetta. Young cũng nhận định những chữ cái không chỉ biểu hình mà còn biểu âm. Những nhận định này hoàn toàn chuẩn xác, nhưng ông vẫn không thể giải mã được toàn bộ phiến đá Rosetta. Tuy nhiên những nhận định của ông về phiến đá Rosetta được viết trong cuốn Bách khoa toàn thư lần thứ 14 mang tên Encyclopaedia Britannica xuất bản năm 1819 đã trở thành một gợi ý đắt giá cho một người có tên Jean-Francois Champollion.

Ai Cập cổ đại. Champollion

Jean-Francois Champollion làm việc ở Viện nghiên cứu Pháp (Institute of France). Champollion không phải là một thiên tài ngôn ngữ như Young nhưng lại là người có quyết tâm sắt đá và sức làm việc đáng kinh ngạc. Trong quá trình nghiên cứu, Champollion học tiếng Hy Lạp, Hebrew, Ả Rập, Ba Tư, Sanskrit và tiếng Coptic. Năm 1822, những nghiên cứu của Champollion chỉ dậm chân tại chỗ. Đến khi ông đọc được ý tưởng của Young trong Bách khoa toàn thư Encyclopaedia Britannica, ông đã giải mã được khá nhiều phần trên phiến đá Rosetta trong đó có những cái tên sau này nổi danh trong lịch sử như Ptolemy, Cleopatra, Alexander Đại đế. Năm 1822, sau khi nghiên cứu một phiến đá chạm khắc lấy từ ngôi đền Abu Simbel, sau đó vài tháng, Champollion tìm ra một nhân vật lịch sử nổi tiếng bậc nhất của Ai Cập là Con trai mặt trời – Pharaoh Rameses (The Child of the Sun God). Đây là một nhân vật nổi tiếng từng xuất hiện trong Kinh Thánh. Ông cũng hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình và chỉ ra chữ Ai Cập cổ là những chữ tượng hình là sự kết hợp giữa những từ nguyên vẹn và những chữ cái. Với những sửa chữa cần thiết, Champollion đã hoàn thiện phần nghiên cứu về chữ Ai Cập và vượt qua được những vướng mắc mà Young chưa giải quyết được.
Năm 1824, Champollion cho xuất bản thành quả nghiên cứu đầy giá trị của mình. Trở thành người nổi tiếng sau đó, ông được Hoàng đế Pháp – Louis XVIII khen ngợi và trở thành giám đốc bộ phận Bảo tàng Ai Cập ở Bảo tàng Louvre. Sau đó ông còn nhiều lần đến Ai Cập để bổ sung thêm công trình nghiên cứu của mình và viết lại lịch sử Ai Cập cho tới khi ông qua đời năm 1832 khi 42 tuổi.

Công trình của Champollion có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó là chiếc chìa khóa giúp các nhà khoa học sau này có thể giải mã một lượng thư tịch khổng lồ về đất nước và con người Ai Cập cổ đại. Nó giúp chúng ta hiểu thêm một đế chế hùng mạnh đã hình thành, phát triển và suy tàn ra sao. Một thế giới đã được mở ra bắt đầu từ một phiến đá nhỏ nhoi, khiêm nhường giờ đang nằm trên tường Bảo tàng Anh ở London: Phiến đá Rosetta.

__________________
Về Đầu Trang Go down
https://rome.forumvi.com/
Sponsored content





Ai Cập cổ đại. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai Cập cổ đại.   Ai Cập cổ đại. Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Ai Cập cổ đại.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Rome Off Vietnam :: Đáu Trường Lịch Sử :: Các Đế Chế Khác-
Chuyển đến